Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; các Bộ ngành Trung ương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi thay tích cực. Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ban, ngành nhất là Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ, hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn. Quan tâm và triển khai thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng thiết yếu.
Tỉnh Yên Bái đã ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, tỉnh đã đẩy mạnh huy động nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư để thu hút nguồn lực.
Tỉnh đã phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017- 2020 với kinh phí trên 455 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán; hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư; hỗ trợ tín dụng ưu đãi. Tổng vốn đã giao để thực hiện Đề án đến nay là 41,844 tỷ đồng.
Tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên với kinh phí 42,6 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn bản, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào, hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, hỗ trợ về giáo dục và y tế. Số vốn đã giao thực hiện Đề án đến nay trên 16 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển hơn 13 tỷ đồng, thực hiện 08 hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng; vốn sự nghiệp trên 2,8 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
Tỉnh Yên Bái đã triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Đồng thời đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với người dạy, người học vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đặc biệt là chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người. Năm 2021, tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất giáo dục nhất là giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng số vốn trên 318 tỷ đồng (trong đó ngân sách cấp tỉnh trên 243 tỷ đồng).
Ngoài việc triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức người dân tộc thiểu số nói riêng, tỉnh Yên Bái đã quan tâm ban hành một số chính sách về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Về chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt danh sách 872 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái năm 2021, thường xuyên bổ sung, kiện toàn danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo đúng quy định.
Cùng với đó tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa; về phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số; về phát triển du lịch; về thông tin - truyền thông; về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; về bảo vệ môi trường, sinh thái; về quốc phòng, an ninh…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện tỉnh Yên Bái còn gặp một số khó khăn, vướng mắc đó là: hiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025), tỉnh Yên Bái có số hộ nghèo là 39.721 người, chiếm tỷ lệ 18,07%; 17.243 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,85%.
Do ngân sách địa phương còn khiêm tốn nên việc bố trí vốn ngân sách địa phương cho việc thực hiện các dự án, chính sách về dân tộc, giảm nghèo để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo của tỉnh còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho tỉnh từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và một số chính sách khác như hiện nay còn thấp, chưa đủ đáp ứng yêu trên địa bàn; việc hỗ trợ mở rộng sinh kế, nâng cao thu nhập đối với người dân tại các địa bàn vùng cao còn nhiều khó khăn; vùng đồng bào dân tộc vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ như: di cư tự phát, xuất cảnh trái phép, tái trồng cây thuốc phiện, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba...
Về công tác triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, tỉnh Yên Bái đã ban hành 10 văn bản, kế hoạch để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Ủy ban Dân tộc. Tỉnh xác định rõ các nhiệm vụ phải triển khai của cấp tỉnh và giao cho các Sở, ngành, Ban Dân tộc triển khai thực hiện. Đồng thời, trên cơ sở 10 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động rà soát, tổng hợp đối tượng, địa bàn thụ hưởng, đề xuất các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường...) làm cơ sở triển khai khi được Trung ương thông báo vốn thực hiện Chương trình. Đồng thời, rà soát các dự án thành phần có liên quan đến sử dụng đất để xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hồi đất theo qui định để phục vụ triển khai thực hiện Chương trình.
Tại buổi làm việc, tỉnh Yên Bái đã kiến nghị với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc báo cáo Quốc hội, Chính phủ và phối hợp với các Bộ, ngành trung xem xét ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong các Chương trình mục tiêu quốc gia; sớm ban hành các văn bản pháp lý để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia như: Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Chính sách tín dụng cho triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Hướng dẫn thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; sớm giao kế hoạch trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2022 ngay từ đầu năm để các địa phương chủ động triển khai; hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong quá trình làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Châu Á để hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số - tỉnh Yên Bái” sử dụng vốn vay ADB để tỉnh Yên Bái có cơ sở triển khai các công việc tiếp theo; quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để tỉnh Yên Bái sớm được tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới để đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm cụm xã đặc biệt khó khăn tạo trục kết nối phục vụ phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Tỉnh Yên Bái cũng đề nghị Ủy ban Dân tộc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn ODA và FDI đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở các lĩnh vực mà các địa phương, trong đó có tỉnh Yên Bái có lợi thế như đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông lâm sản; nuôi trồng và sản xuất dược liệu; phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy khẳng định: Tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đến thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Tỉnh luôn quan tâm xây dựng, ban hành các nghị quyết, đề án, chính sách chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội…Đến nay đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao đã được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được củng cố; an ninh chính trị được giữ vũng và ổn định.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị với đoàn công tác đề xuất với Trung ương sớm phê duyệt quy hoạch và ban hành thể chế chính sách về quản lý, kiểm soát chính sách phát triển vùng, nhất là vùng trung du và miền núi phía Bắc, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số; công tác quản lý nhà nước về chính sách dân tộc, tham mưu với Quốc hội, Chính phủ rà soát các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chính sách đối với người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đẩy mạnh huy động các nguồn lực để hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Tỉnh Yên Bái cũng mong muốn Trung ương quan tâm đầu tư các dự án cấp điện đến các thôn bản vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua, đồng thời chia sẻ những khó khăn với tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái cần tiếp tục quan tâm cập nhật các chủ trương, chính sách của Trung ương để thành lập ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, kế hoạch…trong đó phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì và các đơn vị liên quan của địa phương, với sự tham gia của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị vừa giám sát, tuyên truyền, vận động để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, chính sách. Bên cạnh đó, quan tâm rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung chính sách cho phù hợp; tập trung các nguồn lực để thực hiện dứt điểm các chương trình mục tiêu, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Đối với các ý kiến kiến nghị, đề xuất của tỉnh, đoàn công tác tiếp thu và tổng hợp để báo cáo với Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Quang cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của tỉnh với đoàn công tác.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; các Bộ ngành Trung ương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi thay tích cực. Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ban, ngành nhất là Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ, hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn. Quan tâm và triển khai thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng thiết yếu.
Tỉnh Yên Bái đã ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, tỉnh đã đẩy mạnh huy động nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư để thu hút nguồn lực.
Tỉnh đã phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017- 2020 với kinh phí trên 455 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán; hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư; hỗ trợ tín dụng ưu đãi. Tổng vốn đã giao để thực hiện Đề án đến nay là 41,844 tỷ đồng.
Tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên với kinh phí 42,6 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn bản, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào, hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, hỗ trợ về giáo dục và y tế. Số vốn đã giao thực hiện Đề án đến nay trên 16 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển hơn 13 tỷ đồng, thực hiện 08 hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng; vốn sự nghiệp trên 2,8 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
Tỉnh Yên Bái đã triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Đồng thời đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với người dạy, người học vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đặc biệt là chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người. Năm 2021, tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất giáo dục nhất là giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng số vốn trên 318 tỷ đồng (trong đó ngân sách cấp tỉnh trên 243 tỷ đồng).
Ngoài việc triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức người dân tộc thiểu số nói riêng, tỉnh Yên Bái đã quan tâm ban hành một số chính sách về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Về chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt danh sách 872 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái năm 2021, thường xuyên bổ sung, kiện toàn danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo đúng quy định.
Cùng với đó tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa; về phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số; về phát triển du lịch; về thông tin - truyền thông; về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; về bảo vệ môi trường, sinh thái; về quốc phòng, an ninh…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện tỉnh Yên Bái còn gặp một số khó khăn, vướng mắc đó là: hiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025), tỉnh Yên Bái có số hộ nghèo là 39.721 người, chiếm tỷ lệ 18,07%; 17.243 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,85%.
Do ngân sách địa phương còn khiêm tốn nên việc bố trí vốn ngân sách địa phương cho việc thực hiện các dự án, chính sách về dân tộc, giảm nghèo để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo của tỉnh còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho tỉnh từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và một số chính sách khác như hiện nay còn thấp, chưa đủ đáp ứng yêu trên địa bàn; việc hỗ trợ mở rộng sinh kế, nâng cao thu nhập đối với người dân tại các địa bàn vùng cao còn nhiều khó khăn; vùng đồng bào dân tộc vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ như: di cư tự phát, xuất cảnh trái phép, tái trồng cây thuốc phiện, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba...
Về công tác triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, tỉnh Yên Bái đã ban hành 10 văn bản, kế hoạch để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Ủy ban Dân tộc. Tỉnh xác định rõ các nhiệm vụ phải triển khai của cấp tỉnh và giao cho các Sở, ngành, Ban Dân tộc triển khai thực hiện. Đồng thời, trên cơ sở 10 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động rà soát, tổng hợp đối tượng, địa bàn thụ hưởng, đề xuất các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường...) làm cơ sở triển khai khi được Trung ương thông báo vốn thực hiện Chương trình. Đồng thời, rà soát các dự án thành phần có liên quan đến sử dụng đất để xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hồi đất theo qui định để phục vụ triển khai thực hiện Chương trình.
Tại buổi làm việc, tỉnh Yên Bái đã kiến nghị với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc báo cáo Quốc hội, Chính phủ và phối hợp với các Bộ, ngành trung xem xét ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong các Chương trình mục tiêu quốc gia; sớm ban hành các văn bản pháp lý để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia như: Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Chính sách tín dụng cho triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Hướng dẫn thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; sớm giao kế hoạch trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2022 ngay từ đầu năm để các địa phương chủ động triển khai; hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong quá trình làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Châu Á để hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số - tỉnh Yên Bái” sử dụng vốn vay ADB để tỉnh Yên Bái có cơ sở triển khai các công việc tiếp theo; quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để tỉnh Yên Bái sớm được tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới để đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm cụm xã đặc biệt khó khăn tạo trục kết nối phục vụ phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Tỉnh Yên Bái cũng đề nghị Ủy ban Dân tộc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn ODA và FDI đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở các lĩnh vực mà các địa phương, trong đó có tỉnh Yên Bái có lợi thế như đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông lâm sản; nuôi trồng và sản xuất dược liệu; phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy khẳng định: Tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đến thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Tỉnh luôn quan tâm xây dựng, ban hành các nghị quyết, đề án, chính sách chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội…Đến nay đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao đã được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được củng cố; an ninh chính trị được giữ vũng và ổn định.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị với đoàn công tác đề xuất với Trung ương sớm phê duyệt quy hoạch và ban hành thể chế chính sách về quản lý, kiểm soát chính sách phát triển vùng, nhất là vùng trung du và miền núi phía Bắc, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số; công tác quản lý nhà nước về chính sách dân tộc, tham mưu với Quốc hội, Chính phủ rà soát các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, chính sách đối với người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đẩy mạnh huy động các nguồn lực để hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Tỉnh Yên Bái cũng mong muốn Trung ương quan tâm đầu tư các dự án cấp điện đến các thôn bản vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc.
Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua, đồng thời chia sẻ những khó khăn với tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái cần tiếp tục quan tâm cập nhật các chủ trương, chính sách của Trung ương để thành lập ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, kế hoạch…trong đó phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì và các đơn vị liên quan của địa phương, với sự tham gia của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị vừa giám sát, tuyên truyền, vận động để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, chính sách. Bên cạnh đó, quan tâm rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung chính sách cho phù hợp; tập trung các nguồn lực để thực hiện dứt điểm các chương trình mục tiêu, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Đối với các ý kiến kiến nghị, đề xuất của tỉnh, đoàn công tác tiếp thu và tổng hợp để báo cáo với Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết.