Thực hiện Công văn số 1934/UBND-TH ngày 05/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc tăng cường triển khai nhiệm vụ cải thiện MTKD, nâng cao chỉ số PCI, chỉ số PGI hướng tới phát triển bền vững.
Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo các phòng chuyên môn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động trong cải thiện môi trường kinh doanh dưới nhiều hình thức, nội dung đa dạng dễ hiểu, dễ tiếp cận. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của công chức, người lao động trong việc cải thiện các chỉ số, bộ chỉ số cấp tỉnh, các yếu tố môi trường kinh doanh như nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, quản trị hành chính công, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường. Tham mưu hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách để thích ứng với xu thế phát triển mới như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,.... Thực hiện nghiêm túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động và đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận.
Đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin; tích hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu của Trung ương, của tỉnh phục vụ chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, người lao động. Tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức trong xử lý công việc, đảm bảo các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý kịp thời, hiệu quả theo chỉ đạo tại Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023, Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 3808/UBND-NC ngày 10/11/2023 của UBND tỉnh; Tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 10/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 28/6/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục ở các khâu của quá trình thu hút đầu tư, đảm bảo kịp thời, chính xác, hiệu quả, trách nhiệm; thực hiện nguyên tắc “một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính”; Duy trì hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức đối thoại với công chức, người lao động của Ban và các tổ chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện các kế hoạch trung hạn, kế hoạch 5 năm với mục tiêu, lộ trình rõ ràng để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng nhưng khó cải thiện trong thời gian ngắn như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều, phát triển miền núi,... đồng thời thực hiện các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức toàn xã hội về nội dung và ý nghĩa của phát triển bền vững./.
Phạm Thị Diệu Huyền - Chuyên viên Văn phòng
Thực hiện Công văn số 1934/UBND-TH ngày 05/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc tăng cường triển khai nhiệm vụ cải thiện MTKD, nâng cao chỉ số PCI, chỉ số PGI hướng tới phát triển bền vững.
Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo các phòng chuyên môn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động trong cải thiện môi trường kinh doanh dưới nhiều hình thức, nội dung đa dạng dễ hiểu, dễ tiếp cận. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của công chức, người lao động trong việc cải thiện các chỉ số, bộ chỉ số cấp tỉnh, các yếu tố môi trường kinh doanh như nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, quản trị hành chính công, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường. Tham mưu hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách để thích ứng với xu thế phát triển mới như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,.... Thực hiện nghiêm túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động và đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận.
Đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin; tích hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu của Trung ương, của tỉnh phục vụ chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, người lao động. Tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức trong xử lý công việc, đảm bảo các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý kịp thời, hiệu quả theo chỉ đạo tại Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023, Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 3808/UBND-NC ngày 10/11/2023 của UBND tỉnh; Tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 10/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 28/6/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục ở các khâu của quá trình thu hút đầu tư, đảm bảo kịp thời, chính xác, hiệu quả, trách nhiệm; thực hiện nguyên tắc “một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính”; Duy trì hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức đối thoại với công chức, người lao động của Ban và các tổ chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện các kế hoạch trung hạn, kế hoạch 5 năm với mục tiêu, lộ trình rõ ràng để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng nhưng khó cải thiện trong thời gian ngắn như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều, phát triển miền núi,... đồng thời thực hiện các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức toàn xã hội về nội dung và ý nghĩa của phát triển bền vững./.